• head1-1
  • head1-2
  • head1-3
  • head1-4
  • head1-5
Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi
Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi.

Phytase là gì?

Myoinositol (1,2,3,4,5,6) hexakisphosphate phosphohydrolase hay còn gọi là enzyme phytase, giúp xúc tác quá trình thủy phân phytate thành myo-inositol và phốt-phát tự do. Trong số nhiều loại enzyme, phytase được biết đến là loại enzyme được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Hiện nay phytase được coi là một enzyme thiết yếu đối với thức ăn chăn nuôi. Về cơ bản, một đơn vị hoạt động của phytase được định nghĩa là lượng enzyme cần thiết để giải phóng 1 μmol phốt-phát vô cơ mỗi phút từ muối natri phytate ở 37°C, pH 5,5, được biểu thị là U (FTU).

Trong thực vật, phốt pho được dự trữ dưới dạng phytate, chứa 6 phân tử phốt phát liên kết quanh vòng myo-inositol và bị phân hủy thông qua quá trình khử phốt pho bởi enzyme phytase. Khoảng 65-90% tổng hàm lượng phốt pho trong thực vật ở dạng phytate (Reddy và cộng sự., 1982). Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa phytate là một thách thức đối với lợn và gia cầm vì hoạt động rất thấp của enzyme phytase nội sinh (Pointillart và cộng sự., 1987).

Phytate tạo phức với các ion khoáng mang điện tích dương như Ca, Mg, K, Mn hoặc Zn tạo ra phức chất khoáng-phytate, khó hoàn tan. Do đó, phytate làm giảm sinh khả dụng các ion khoáng (Plimmer, 1913; Selle và cộng sự, 2009; Joshi-Saha và Reddy, 2015). Thêm vào đó, phytate có thể liên kết với các chất dinh dưỡng khác, cụ thể như protein, tinh bột và lipid, làm giảm khả năng tiêu hóa của chúng (Thompson và Yoon, 1984; Ravindran và cộng sự., 2000; Newkirk và Classen, 2001).

Enzyme phytase thủy phân phytate thông qua quá trình khử phốt pho giải phóng các ion khoáng qua đó làm tăng tỷ lệ hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là phốt pho. Enzyme phytase cũng giúp tối ưu hóa sử dụng các chất dinh dưỡng như protein (axit amin) tinh bột và lipid. Ngoài ra, enzyme phytase giúp cải thiện môi trường nhờ việc giảm bài tiết phốt pho ra ngoài môi trường thông qua việc tăng tỷ lệ tiêu hóa phốt pho. Do đó, với enzyme phytase,các nhà dinh dưỡng lên được những khẩu phần ăn không những tối ưu được nguồn dinh dưỡng trong nguyên liệu mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Enzyme phytase đã trở thành một thành phần nguyên liệu cơ bản trong khẩu phần ăn của lợn và gia cầm do chi phí nguồn phốt pho vô cơ ngày càng cao. Enzyme phytase thủy phân phytate giải phòng phốt pho. Điều này cho phép giảm việc sử dụng nguồn phốt pho vô cơ đắt tiền (Selle và Ravindran, 2008).

Enzyme phytase liều cao “Super-dosing”

Enzyme phytase liều cao “Super-dosing” có nghĩa là bổ sung hàm lượng enzyme phytase trong khẩu phần ăn với tỷ lệ cao hơn mức cần thiết để đáp ứng yêu cầu của phốt-pho khả dụng cũng như tăng cường hiệu suất  đối với vật nuôi (Kies và cộng sự., 2006; Cowieson và cộng sự., 2011).

Với liều enzyme phytase thông thường (500 FTU/kg thức ăn), myo-inositol phosphate ester 6 (IP6) sẽ từng bước được chuyển hóa thành IP4 và / hoặc IP3. Tuy nhiên, IP3 và IP4 vẫn có khả năng ức chế hoạt động của pepsin (enzyme tiêu hóa protein) mặc dù ở mức độ thấp hơn IP5-6 (Hình 2). Theo báo cáo của Cowieson và cộng sự., 2011 thì khả năng hòa tan của IP3 và IP4 vẫn còn thấp (8% và 31% trong ruột non, 0% và 6% ở ruột già, theo thứ tự) và có thể dễ dàng tạo phức với kẽm và các khoáng chất khác. Enzyme phytase liều cao (1500 FTU trên kg thức ăn) sẽ giúp loại bỏ IP4 và IP3 (Yu và cộng sự., 2012) do đó cải thiện hàm lượng khoáng khả dụng.

Nelson và cộng sự (1971) lần đầu tiên báo cáo về việc bổ sung enzyme phytase  liều cao trong khẩu phần ăn của gà cho thấy hàm lượng phốt pho đã tăng với liều phytase từ 950 FTU tới 7,600 FTU trên kg thức ăn.

Một số nghiên cứu khác cũng đã đưa ra liều khuyến nghị của phytase cho gia cầm là 500 FTU trên kg thức ăn (Selle và Ravindran, 2007; Cowieson và cộng sự., 2009; Pirgozliev và cộng sự., 2012; Lalpanmawia và cộng sự., 2014). Tuy nhiên gần đây đã có nhiều nghiên cứu đưa ra đề xuất để điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu cụ thể. Shirley và Edwards (2003) đã quan sát thấy việc giảm hàm lượng phốt-pho phytate (phương trình bậc hai và tuyến tính) với việc tăng liều enzyme phytase lên đến 12,000 FTU trên kg thức ăn dựa trên ngô là chính cho gà thịt.

Theo một số nhận định cho thấy, có thể có ba cơ chế nguyên tắc đã thu hút được sự quan tâm tới việc sử dụng phytase liều cao: 1) tăng hàm lượng phốt-phát được giải phóng hoặc tăng giải phóng tỷ lệ P/Ca, 2) giảm hàm lượng phytate, được coi như yếu tố kháng dinh dưỡng đồng thời tăng cường sự phân hủy các ester cao khó hòa tan như IP3-6 xuống các ester thấp dễ hòa tan hơn IP1-2, 3) tăng giải phóng myo-inositol với tác dụng giống như vitamin/lipotropic (kích thích cơ thể sử dụng mỡ) (Cowieson và cộng sự., 2011).

Việc sử dụng phytase liều cao (> 1,000 FTU trên kg thức ăn) giúp tăng cường khả năng cung cấp chất dinh dưỡng khả dụng sẵn có từ thức ăn (Cowieson và cộng sự., 2006), tăng giải phóng phốt-phát từ phytate và do đó tăng tỷ lệ canxi trên phốt pho khả dụng đồng thời giúp giảm hàm lượng phytate trong hệ tiêu hóa (Cowieson và cộng sự., 2011). Liều phytase tiêu chuẩn có thể nhắm vào việc chuyển hóa từ IP6 thành các este thấp hơn như IP4 và hoặc IP3 (khả năng hòa tan vẫn tương đối thấp). Tuy nhiên với khái niệm enzyme phytase liều cao có thể giúp giải phóng phốt pho hiệu quả hơn từ IP6 đến IP1 (khả năng hòa tan cao) ở phần trên của ống tiêu hóa như dạ dày và tá tràng (đoạn đầu của ruột non) đối với lợn hoặc diều, dạ dày tuyến và mề trên gia cầm với pH thấp hơn (Hình 3 ).

Trong các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng enzyme phytase liều cao đã cho thấy nhu cầu phốt pho của vật nuôi được đáp ứng với 500 đến 750 FTU phytase trên kg thức ăn. Do đó, các cải thiện trên hiệu suất với phytase trên 750 FTU trên kg thức ăn có thể có liên quan đến các cơ chế riêng biệt so với việc đáp ứng các yêu cầu phốt pho (Cowieson và cộng sự., 2011). Điều này cho thấy việc đề xuất cải thiện hiệu suất từ ​​enzyme phytase liều cao là kết quả của các chất dinh dưỡng khác ngoài phốt pho, vì nhu cầu phốt pho được đáp ứng ở mức độ phytase dưới mức độ cải thiện hiệu suất tối đa.

Trong bài đánh giá tổng quan, Kornegay (2001) đã kết luận rằng hiệu quả tối đa của việc bổ sung enzyme phytase lên hiệu suất chăn nuôi được ước tính là từ 500 đến 1,500 FTU trên kg thức ăn. Số lượng các bài báo được công bố về phytase liều cao đang tăng lên (hình 4-số liệu thống kê từ PubMed). Do đó, việc sử dụng phytase liều cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí thức ăn bằng cách giảm bổ sung canxi phốt-phát đồng thời cũng cải thiện hiệu quả của các chất dinh dưỡng sẵn có trong nguyên liệu đã được biết đến rộng rãi.

 Gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung phytase liều cao trong khẩu phần hạn chế phốt pho vẫn cho thấy hiệu quả tăng trọng tốt hơn (Bảng 1). Do đó, những cải thiện về hiệu suất chăn nuôi với việc bổ sung phytase liều cao có thể liên quan đến việc tăng dị hóa phytate giải phóng khoáng sẵn có trong nguyên liệu đặc biệt là phốt pho, tăng khảng năng cung cấp dinh dưỡng khả dụng, và tăng hiệu suất sử dụng myo-inositol sẵn có trong nguyên liệu thức ăn cho sự phát triển của vật nuôi.

Tầm quan trọng của inositol

Myo-inositol (Inositol) là một loại đường dạng vòng có công thức gần giống với glucose, tham gia vào nhiều quá trình sinh lý: (1) có đặc tính và chức năng trao đổi chất tương tự insulin, (2) kích thích sự chuyển dịch GLUT4 (chất vận chuyển glucose nhạy cảm với insulin chính ở động vật có vú) sang màng plasma. Điều này cho thấy rằng nó có thể điều chỉnh sự vận chuyển glucose, gluconeogenesis và sự lắng đọng protein ở động vật có vú (Dang et al., 2010; Yamashita et al., 2013).

Myo-inositol có cấu trúc cơ bản với họ phosphoinositide của lipit, nằm ở các màng trong cơ thể. Phosphoinositide được sử dụng như một nguồn dẫn xuất thấp hơn của các inositol có liên quan đến việc truyền tín hiệu thứ cấp trong tế bào của canxi và insulin (Fisher và cộng sự, 2002; Raboy, 2003; Croze và Soulage, 2013).

Huber và cộng sự.(2017) chỉ ra ràng có mối tương quan tích cực đã được tìm thấy giữa khẩu phần ăn có bổ sung myo-inositol với nồng độ serotonin và dopamine trong huyết thanh trên gà thịt 21 ngày tuổi. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến sự điều tiết giấc ngủ, hành vi và tính thèm ăn (Peter và cộng sự., 2007; Le Floc’h và Seve, 2007). Nồng độ serotonin và dopamine cao giúp giảm hiện tượng cắn mổ lông (van Hierden và công sự., 2002; 2004) và sự hung hăng (Dennis).Thêm vào đó, Cowieson và cộng sự. (2013)cũng đã báo cáo việc bổ sung myo-inositol theo đường uống đã giúp cải thiện hiệu suất của gà thịt.

Do đó, enzyme phytase liều cao có thể dẫn đến tăng khả năng sử dụng các dẫn xuất thấp hơn của myo-inositol, giúp giảm thiểu nhu cầu tổng hợp chúng và tiết kiệm năng lượng được sử dụng trong quá trình tổng hợp, vật nuôi có thể sử dụng nguồn năng lượng này cho sự tăng trưởng. Phytase liều cao giúp tăng cường cung cấp dinh dưỡng khả dụng như đã đề cập trước đây, có thể những cải thiện nhỏ được quan sát thấy ở lợn choai đến xuất chuồng là do các cơ chế riêng biệt như giải phóng myo-inositol (Holloway et al., 2016).

 

Kết luận

Enzyme phytase liều cao “super-dosing” giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, hiệu quả sử dụng năng lượng, tăng giải phóng myo-inositol, tăng sinh khả dụng  khoáng, tăng hệ số tiêu hóa axit amin tiêu hóa. Khi hiệu quả sử dụng enzyme phytase liều cao trở nên rõ ràng hơn thì tầm quan trọng của việc lựa chọn các sản phẩm enzyme phytase chất lượng cao cần được quan tâm nhằm tối ưu hiệu quả chăn nuôi. CJ Youtell sẽ cung cấp các sản phẩm enzyme chất lượng cao và giải pháp kỹ thuật hỗ trợ khách, giúp nhà chăn nuôi tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi.

 

Tài liệu tham khảo

Babatunde, O. O., Cowieson, A. J., Wilson, J. W., & Adeola, O. (2019). Influence of age and duration of feeding low-phosphorus diet on phytase efficacy in broiler chickens during the starter phase. Poultry science, 98(6), 2588-2597.

Beaulieu, A. D., Bedford, M. R., & Patience, J. F. (2007). Supplementing corn or corn-barley diets with an E. coli derived phytase decreases total and soluble P output by weanling and growing pigs. Canadian journal of animal science, 87(3), 353-364.

Broomhead, J. N., Lessard, P. A., Raab, R. M., & Lanahan, M. B. (2019). Effects of feeding corn-expressed phytase on the live performance, bone characteristics, and phosphorus digestibility of nursery pigs. Journal of animal science, 97(3), 1254-1261.

Croze, M. L., & Soulage, C. O. (2013). Potential role and therapeutic interests of myo-inositol in metabolic diseases. Biochimie, 95(10), 1811-1827.

Cowieson, A. J., Acamovic, T., & Bedford, M. R. (2006). Phytic acid and phytase: implications for protein utilization by poultry. Poultry Science, 85(5), 878-885.

Cowieson, A. J., Bedford, M. R., Selle, P. H., & Ravindran, V. (2009). Phytate and microbial phytase: implications for endogenous nitrogen losses and nutrient availability. World’s poultry science journal, 65(3), 401-418.

Cowieson, A. J., Wilcock, P., & Bedford, M. R. (2011). Super-dosing effects of phytase in poultry and other monogastrics. World’s Poultry Science Journal, 67(2), 225-236.

Fisher, S. K., Novak, J. E., & Agranoff, B. W. (2002). Inositol and higher inositol phosphates in neural tissues: homeostasis, metabolism and functional significance. Journal of neurochemistry, 82(4), 736-754.

Gourley, K. M., Woodworth, J. C., DeRouchey, J. M., Dritz, S. S., Tokach, M. D., & Goodband, R. D. (2018). Effect of high doses of Natuphos E 5,000 G phytase on growth performance of nursery pigs. Journal of animal science, 96(2), 570-578.

Holloway, C. L., Boyd, R. D., Walk, C. L., & Patience, J. F. (2016). 238 Impact of super-dosing phytase in diets fed to 40 kg, 60 kg and 80 kg pigs on phytate catabolism. Journal of Animal Science, 94(suppl_2), 112-113.

Joshi-Saha, A., & Reddy, K. S. (2015). Repeat length variation in the 5ʹUTR of myo-inositol monophosphatase gene is related to phytic acid content and contributes to drought tolerance in chickpea (Cicer arietinum L.). Journal of experimental botany, 66(19), 5683-5690.

….

Lượt xem1723108

Từ khóa tìm kiếm:

KỸ THUẬT KHÁC

Vi sinh xử lý phèn có hiệu quả thật sự không?
Hiện tượng ao nuôi xuất hiện phèn xảy ra thường xuyên, đặc biệt là ở các ao đất. Với sự phát triển của các công nghệ trong nuôi trồng thủy sản hiện nay, việc xử lý phèn đã trở nên dễ dàng. Trong đó, xử lý phèn bằng vi sinh được người nuôi cân nhắc sử dụng rất nhiều.
Một số hóa chất keo tụ tạo bông cho ao nuôi
Trong nuôi trồng thủy sản, để có thể xử lý nước bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và những chất rắn không tan có kích thước siêu nhỏ. Người nuôi thường sử dụng hóa chất keo tụ tạo bông để xử lý. Hôm nay chúng ta sẽ kể tên một số loại hóa chất keo tụ tạo bông phổ biến nhé!
Giải pháp khắc phục khí độc trong ao nuôi
Có 3 loại khí độc gây hại chủ yếu trong ao nuôi là NH3, NO2, H2S. Biết được đâu là nguyên nhân hình thành khí độc, tác hại của từng loại khí độc ra và biện pháp đề phòng và xử lý khi trong ao có khí độc sẽ giúp việc nuôi tôm, cá thuận lợi hơn và gia tăng hiệu quả năng suất nuôi.
Phân biệt polymer cation và anion
Cation / Anion là thành phần phổ biến và thiết yếu trong các hệ thống xử lý nước công nghiệp hiện đại. Việc phân biệt polymer cation và anion sẽ giúp sử dụng đúng để đạt hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Hướng dẫn sử dụng BKC trong nuôi trồng thủy sản
BKC - Diệt khuẩn, giảm tảo trong ao cá ... Chất sát khuẩn phổ rộng, diệt vi khuẩn, giảm tảo, làm sạch nước ao nuôi.
Lựa chọn sodium butyrate hay tributyrin?
Nếu bạn đang tìm kiếm một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi có thể cải thiện sức khỏe và năng suất của vật nuôi, bạn có thể đã nghe nói về axit butyric và các dẫn xuất của nó. Axit butyric là một axit béo chuỗi ngắn được tạo ra bởi quá trình lên men của chất xơ trong ruột. Nó có nhiều tác dụng có lợi như cung cấp năng lượng cho tế bào ruột, tăng cường chức năng hàng rào ruột, điều chỉnh hệ thống miễn dịch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, axit butyric cũng dễ bay hơi và có mùi khó chịu nên khó sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Do đó, một số chất thay thế đã được phát triển, chẳng hạn như Sodium Butyrate và Tributyrin.
Tác động hiệp lực: enzyme protease và xylanase trong thức ăn chăn nuôi
Trong thế giới dinh dưỡng động vật, việc tìm cách tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thức ăn và nâng cao hiệu suất động vật là một nỗ lực không ngừng. Một chiến lược quan trọng đã nhận được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây là sử dụng enzyme thức ăn, đặc biệt là sự kết hợp của các enzyme có tác động hiệp lực với nhau. Các enzyme đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn của động vật, đặc biệt là trong dinh dưỡng heo và gia cầm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào chức năng của enzyme protease và xylanase, tác dụng hiệp lực của chúng và những đóng góp của chúng trong việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng thức ăn.
Vai trò của β-glucan và Mannan Oligosacchride (MOS) đối với hệ thống miễn dịch và năng suất vật nuôi
Chế phẩm sinh học, trong đó, chế phẩm chứa β-glucan và Mannan Oligosacchride (Biolex-MB40) ngày càng phổ biến không những thay thế kháng sinh mà còn giúp động vật tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ chết, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tăng trưởng nhanh và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
7 tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản
Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng nước, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn lên men, hỗ trợ cung cấp vắc xin…
Quản lý sức khỏe thủy sản mùa lạnh
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường tác động nhiều đến đời sống của tôm/cá, nó gắn liền với hoạt động sinh lý, sinh thái và nhu cầu về thức ăn cho tôm/cá. 
Bệnh đóm trắng trên tôm nuôi
Bệnh đốm trắng do vi-rút là một trong những bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi vì tỷ lệ chết cao và thời gian chết rất nhanh. Tuy nhiên, không phải tôm có đốm trắng nào cũng do vi-rút gây ra mà có thể tôm bị đốm trắng do vi khuẩn hay do yếu tố môi trường.
pH trong nuôi trồng thủy hải sản
NAVICO - pH trong ao nuôi có tác động đến sức khỏe của động vật thủy sản trong ao nuôi. Nếu pH trong ao nuôi xuống thấp hoặc tăng cao sẽ làm tôm giảm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và khiến tôm nuôi dễ mắc bệnh hơn. Bài viết tổng hợp các kiến thức về pH trong ao nuôi cũng như cách kiểm soát pH hiệu quả và kinh tế giúp người nuôi giảm chi phí và tăng năng suất nuôi.
Sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản: Lợi ích và những lưu ý khi sử dụng
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.
Sử dụng nguyên liệu phụ gia trong thức ăn chăn nuôi - Phần II
Để đạt hiệu quả thì các phụ gia thay thế cũng phải mang lại tác động tương tự. Tuy nhiên, các phụ gia thay thế sẽ có cơ chế hoạt động khác và các tác động có lợi hoặc có hại cũng phải xem xét. Và từ đó có thể cần thiết phải sử dụng kết hợp các yếu tố để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng nguyên liệu phụ gia trong thức ăn chăn nuôi - Phần I
Acid hữu cơ đã được sử dụng trong hơn 50 năm qua nhằm làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong nguyên liệu và từ đó bảo quản được thức ăn chăn nuôi, trong đó Acid Formic và Propionic là được chứng minh có hiệu quả.
Kích thích tôm sú tăng trưởng bằng acid hữu cơ
Bổ sung acid hữu cơ trong thức ăn được coi là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giúp tăng năng suất trong quá trình nuôi.
Ứng dụng của enzyme Phytase trong dinh dưỡng vật nuôi
Enzyme phytase thủy phân phytate thông qua quá trình khử phốt pho giải phóng các ion khoáng qua đó làm tăng tỷ lệ hấp thụ các khoáng chất, đặc biệt là phốt pho.
Tầm quan trọng của nucleotide trong thức ăn cho thủy sản
Trong 6 loại nucleotide thì Inosine monophosphate (IMP), đang được quan tâm ứng dụng nhiều trong chăn nuôi thủy sản cũng là một sản phẩm quan trọng trong quá trình tổng hợp mới của các nucleotide.
Xạ Khuẩn Streptomyces - Ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
Kết quả khẳng định tiềm năng lớn của các chủng Streptomyces với vai trò là men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản, cụ thể là đối với tôm thẻ.
Bệnh do virus DIV1 trên tôm
Virus DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 trên mẫu tôm càng đỏ tại tỉnh Phúc Kiến. Tháng 2/2020, bệnh xuất hiện trở lại ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) và đã gây ảnh hưởng cho khoảng 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.
Men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản
Men vi sinh giúp tăng cường miễn dịch trên động vật thủy sản
Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng
Hiện nay,thời tiết nắng nóng, độ mặn cao, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và virus trong nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng đang diễn biến phức tạp trên cả tôm thẻ và sú.
Mật độ thực tế nuôi tôm thẻ siêu thâm canh
Mật độ nuôi khả thi về kỹ thuật, lợi nhuận và cộng đồng trong nuôi tôm thẻ siêu thâm canh.
Lợi và hại của tảo trong ao tôm
Tìm hiểu tác động của tảo trong ao nuôi tôm thâm canh.
CATALOGUE NAVICO
Công ty Navico chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao chuyên dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi, xử lý nước, hỗ trợ nuôi trồng thủy hải sản, góp phần nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi. 
SO SÁNH PAC, PHÈN NHÔM VÀ PHÈN SẮT TRONG XỬ LÝ NƯỚC
Trong công nghệ sử lý nước, các hóa chất thường dùng để giải quyết tốt nhất là sử dụng phèn nhôm và phèn sắt, PAC. Mỗi loại hóa chất xử lý nước này đều có những đặc điểm phù hợp với ứng dụng nhất định, vậy thì phèn nhôm, phèn sắt và PAC có sự khác biệt như thế nào? Trong xử lý nước nuôi trồng thuỷ sản các hoá chất này có nên sử dụng không?
OXY GIÀ - ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Hydro peroxid hay nước oxy già có công thức hóa học H2O2, là một chất oxy hóa dạng lỏng trong suốt, nhớt hơn một chút so với nước, có các thuộc tính ôxi hóa mạnh, được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản với công dụng cung cấp oxy hoà tan, diệt tảo, mầm bệnh, loại bỏ khí Amoni (NH3)
ỨNG DỤNG CÁC DÒNG BACILLUS SP. CÓ ÍCH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất như carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn. Chúng cũng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao nuôi tôm. Bacillus có tác dụng làm giảm COD, H2S trong ao tôm làm tăng năng suất nuôi.
GLUTARALDEHYDE – CHẤT SÁT TRÙNG PHỔ RỘNG
Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng. Do đó, dung dịch glutaraldehyde 0,1–2% là có thể được sử dụng trong khử trùng hoặc dùng trong việc bảo quản. Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, công nghệ ướp xác, xử lý nước, chăn nuôi, công nghiệp giấy, thuộc da, mô bệnh học, thủy sản…
Sử dụng vôi trong nuôi trồng thuỷ sản
Vôi là một trong những chất dùng để xử lý môi trường khá rẻ tiền, có nhiều tác dụng và hiệu quả cũng rất cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi để cải tạo ao, đầm nuôi tôm, cá. Hiểu và sử dụng đúng loại cũng như đúng liều lượng sẽ giúp người nuôi đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm cá
Trong NTTS, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất và để xử lý chất hữu cơ dư thừa trong môi trường, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường là ưu tiên hàng đầu.
Quản lý ao nuôi trong quá trình tôm lột xác
Trong nuôi tôm, việc tôm lột xác đồng đều là điều mà người nuôi nào cũng mong muốn. Nhưng, để làm được điều đó, chúng ta cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, môi trường, cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm nuôi.
Bổ sung khoáng và chất kích thích miễn dịch trong nuôi cá
Khoáng chất và vitamin rất cần thiết cho sự hình thành xương ở cá rô phi, chúng đóng vai trò là đồng yếu tố của các enzyme trong một số quá trình trao đổi chất, trong sự cân bằng axit-bazơ của máu, dẫn truyền các xung thần kinh.
Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Cấp (EMS) trên tôm
Trong nhiều năm qua, bà con nuôi tôm đã phải “vật lộn” với Hội chứng chết sớm trên tôm (EMS) hay Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) để duy trì sản xuất.
Hướng dẫn cách nhận biết nước nuôi tôm phù hợp và đúng kỹ thuật
Nước nuôi tôm cần đảm bảo đúng theo hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm mới có thể giúp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.
10 Bước dễ dàng để nuôi tôm cá trong hệ thống biofloc
Hệ thống ao nuôi có mái che và lót bạt đáy, phù hợp lý tưởng cho công nghệ biofloc.
Lưu ý khi nuôi sinh sản cá thần tiên
Cá thần tiên luôn được ưa chuộng, là nhóm cá không thể thiếu trên thị trường cá cảnh. Nuôi và sinh sản cá thần tiên cung cấp cho thị trường rất tiềm năng, tuy nhiên, người nuôi phải biết kỹ thuật, đặc biệt tuyển chọn giống cá mới, đẹp.
Nuôi tôm nước lợ: Nên thả giống theo thời vụ
Theo Tổng cục thủy sản, người nuôi tôm cần nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ, thảtôm đúng với mật độ phù hợp theo từng hình thức nuôi và nhất là cần thảgiống vụ mới theo hướng thăm dò để theo dõi dịch bệnh, môi trường; nếu tình hình nuôi tôm khảquan thì tiếp tục thảgiống, tránh thảgiống vụ mới một cách ồ ạt.
Một số bệnh thường gặp trên cá nuôi nước ngọt
Theo các chuyên gia thủy sản Việt Nam, nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, cá thường mắc một số bệnh như: đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng mỏ neo…
Vitamin C rất cần thiết trong nuôi trồng thủy sản
Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm, cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.

KỸ THUẬT KHÁC

GIAO HÀNG - TIN TỨC - LIÊN HỆ

Giao Hàng

Miễn phí toàn quốc

Đúng thời gian giao nhận

Tin Tức

Hữu ích - Đầy đủ

Cập nhật thường xuyên

Liên Hệ

Để trao đổi cũng như trả lời mọi thắc mắc của quý khách

Đăng Nhập

Nhận những thông tin mới nhất về sản phẩm, tin tức...

CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT

Đăng nhập thành công.