PAC 30% (POLY ALUMINIUM CHLORIDE)
Hóa chất xử lý nước PAC là viết tắt của từ poly aluminium chloride - Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Đây là loại hóa chất keo tụ, chất trợ lắng trong xử lý nước cấp, nước thải, nước nuôi trồng thủy sản, giúp kết lắng các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus có trong nước.
PAC có nhiều ưu điểm so với phèn nhôm sunfat và các loại phèn vô cơ khác:
+ Hiệu quả keo tụ và lắng trong > 4-5 lần.
+ Tan trong nước tốt, nhanh hơn nhiều
+ Ít làm biến động độ pH của nước
PHÈN SẮT
Ngoại quan: Sulphat Sắt kết thành tinh thể hình thoi màu xanh nhạt.
• Công thức: FeSO4.7H2O, Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O (n = 1 – 6)
• Xuất Xứ: Trung Quốc
• Tính chất: Tan hoàn toàn trong nước không tan trong rượu.
• Ứng dụng: Nguyên liệu sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc, xử lý nước thải.
Phèn nhôm hay còn gọi là Kali alum có công thức hóa học là KAl(SO4)2. Tên gọi phổ biến tại Việt Nam là "phèn chua", nó được dùng để tạo độ trong cho nước.
Phèn chua thường được tìm thấy ở dạng ngậm nước KAl(SO4)2·12H2O, là các tinh thể màu trắng hoặc hơi vàng, có kích thước các hạt to nhỏ không đồng đều.
Một số tính chất đặc trưng:
+ Nóng chảy ở 92 - 93 độ C
+ Độ sôi: 200 độ C
+ Tỷ trọng: 1.760 kg/m3
+ Phân tử gam: 258.207 g/mol
+ Tan trong nước và không tan trong cồn
Ứng dụng
Phèn nhôm phần lớn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy và làm hóa chất keo tụ (tương tự như hóa chất trợ lắng PAC) để xử lý nước (nước thải, nước bể bơi).
Ưu điểm của phèn nhôm :
+ Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
+ Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.
Nhược điểm của phèn nhôm:
+ Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
+ Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Nước trong ao nuôi tôm, cá bị đục sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài tảo và làm giảm lượng Oxy hòa tan ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của tôm, cá nuôi, để xử lý nước trong ao bị đục an toàn hiệu quả người nuôi cần biết rõ nguyên nhân làm cho nước bị đục từ đó ngăn chặn và xử lý kịp thời.
Tác nhân chính tạo nên độ đục của nước trong ao nuôi chính là các hạt sét, bùn,... lơ lững, những chất này xuất hiện trong ao do một số nguyên nhân tự nhiên và con người trong quá trình nuôi tạo ra
Trong công nghệ xử lý nước thải, các hóa chất thường dùng để giải quyết tốt nhất những giải pháp trên là: phèn nhôm, phèn sắt và PAC. Tuy nhiên đối với nước nuôi trồng thuỷ sản thì phèn nhôm và phèn sắt không nên sử dụng do nó làm biếng động độ pH trong ao nuôi ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tăng trưởng vật nuôi.
ATA - Tổng hợp
25/10/2019